peoplepill id: ut-bach-lan
ÚBL
2 views today
2 views this week
The basics

Quick Facts

Gender
Female
Birth
Place of birth
Long An
Place of death
Ho Chi Minh City
Age
81 years
Family
Spouse:
Thành Được
The details (from wikipedia)

Biography

Út Bạch Lan (1935 – 2016) tên thật là Đặng Thị Hainghệ sĩ cải lương ưu tú. Sinh năm 1935 tại ấp Lộc Hóa, xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Bà được mệnh danh là giọng ca sầu nữ nổi tiếng lúc thời bấy giờ.

Bà sinh ra trong gia đình nghèo khó, sự khởi nghiệp bà cùng danh cầm Văn Vĩ. Nhờ nhân duyên mẹ của 2 người sống trong trạm gác cũ, kết nghĩa chị em hai. Văn Vĩ đánh đàn, bà hát, nhờ một ông lão tốt bụng mở cho một lớp để hai người dạy đàn ca vọng cổ. Một hôm, cô Năm Cần Thơ tìm tới, mời 2 người lên Đài phát thanh Pháp Á để thu bài "Trọng Thủy – Mỵ Châu" rồi được ký luôn hợp đồng làm việc cho đài. Từ đó bà chính thức bước vào nghề hát, vào những của thập niên 50, cặp diễn viên Út Bạch Lan – Thành Được đã làm rạng rỡ sân khấu Kim Chưởng. Bà và Thành Được đã làm nên thương hiệu của đoàn Thanh Minh – Thanh Nga, sau đó kết hôn với nghệ sĩ Thành Được. Một thời gian thì cuộc tình cũng chia tay, bà phải nuôi 4 đứa con của chồng. Là thế hệ kế tiếp của Phùng Há (má nuôi Kim Cương) bà vẫn đang tiếp tục sự nghiệp của mình. Những năm tháng còn lại của đời bà đã chọn vào cửa Phật, không phải xuống tóc quy y mà đêm gõ mõ tụng kinh, ngày chọn sân chùa làm sân khấu, hát trích đoạn những vở tuồng về Phật để lấy tiền trùng tu, sửa chữa chùa chiền.

Bà qua đời vào ngày 4 tháng 11 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 81 tuổi.

Từ cô bé hát dạo

Cha mất sớm, hai mẹ con bé Út đi làm thuê làm mướn quanh khu vực Chợ Bình Tây sinh sống qua ngày. Ngày đó (từ năm 8 tuổi đến năm 13 tuổi) bé Út xinh đẹp nổi tiếng khắp vùng Bình Tây. Đồng cảnh ngộ với mẹ của Văn Vĩ (khi đó tên là Đinh Văn Dậm) nên 2 bà kết nghĩa chị em, sống chung và cùng đi làm mướn. Cứ thế, năm này qua tháng nọ, những phận nghèo nương tựa cùng nhau. Bị mù từ nhỏ, nhưng Văn Vĩ học đàn guitar cổ nhạc và đàn rất giỏi nên đã dạy cho bé Út ca. Nghe máy hát đĩa của hàng xóm, bé Út ca theo và học thuộc nhiều bản vọng cổ khác. Thấy có người mù đi hát dạo trong chợ, được người ta cho tiền, trong khi đó bé Út và Văn Vĩ làm mướn người ta chỉ cho mớ rau, hay đồ ăn, thức uống... bé Út đã rủ Văn Vĩ lén mẹ đi hát dạo, hy vọng có tiền đỡ đần cho 2 bà mẹ đỡ cực. Vậy là Văn Vĩ (15 tuổi) và bé Út (11 tuổi) cùng cây đàn cũ đi hát dạo từ Chợ Lớn ra tới Chợ Bến Thành (Sài Gòn – Gia Định).

Đến sầu nữ giọng vàng

Tiếng đồn giọng hát làm mê lòng người của cô bé hát dạo đã khiến cô Năm Cần Thơ tò mò tới nghe bé Út ca, và cũng từ đây, cuộc đời bé Út đã có một bước ngoặt mới. Từ cô bé hát rong năm nào nơi vỉa hè góc chợ, bé Út được đứng trên sân khấu lung linh ánh đèn màu và nghệ danh Út Bạch Lan cũng có từ đây. Giữa thập niên 50, Út Bạch Lan bắt đầu được báo chí và khán giả chú ý qua vở dã sử "Đồ Bàn di hận" trên sân khấu Thanh Minh. Không ngừng khổ luyện diễn xuất, trau chuốt kỹ thuật ca ngâm, sáng tạo nét mới, NS Út Bạch Lan đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng khán giả qua các vở diễn: Dưới hàng phượng vĩ, Nước mắt kẻ sang Tần, Tình cô gái Huế, Thuyền ra cửa biển, Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ, Nước chảy qua cầu, Biên Thùy nổi sóng, Tình tráng sĩ, Nhớ rừng, Cung đàn trên sông lạnh, Thiên Thần trên thiết mã, Hoa Mộc Lan, Chén cơm đô thành, Đất Việt của người Việt… Năm 1958, Út Bạch Lan ký hợp đồng về hát cho đoàn Kim Chưởng với nghệ sĩ Thành Được. 

Thành công nối tiếp thành công, NS Út Bạch Lan được các hãng đĩa tranh nhau mời thu thanh đĩa đơn, đĩa tuồng đa dạng từ xã hội, cổ tích, sử Việt Nam đến Trung Hoa, Tây, Nhật... với số lượng nhiều nhất so với những danh ca khác. Vai chị Hằng (Vở "Con gái chị Hằng" - Hà Triều - Hoa Phượng) là vai vàng giúp NS Út Bạch Lan đạt tới đỉnh vinh quang khi hóa thân trong bi kịch người mẹ hết dạ thương con, do những bước đi sai lầm đã dẫn đến cái chết thảm, bỏ lại đứa con dại khờ. Tiếp đó, trên SK Kim Chưởng, NS Út Bạch Lan có những vai xuất sắc qua các vở như Kiều Phi Yến (Nửa bản tình ca), Chiêu Trúc Lệ (Thuyền ra cửa biển)… Đặc biệt, với bài ca cổ "Hoa lan trắng" về cuộc đời của chính NS Út Bạch Lan do soạn giả Viễn Châu viết riêng cho giọng ca bi ai, não nuột của bà đã được nhiều khán giả đặc biệt yêu thích, xúc động trước nỗi niềm "Bao nhiêu mưa gió ngập trời/Hỏi ai còn nhớ một người tên Lan?". 

Gần 80 tuổi đời và hơn 60 năm gắn bó cùng sân khấu, giọng ca vàng và những vai diễn để đời đã đưa NS Út Bạch Lan lên đỉnh vinh quang của nghệ thuật Cải lương với nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý cùng những biệt danh khán giả và báo giới đã ưu ái dành tặng: Đệ nhất đào thương, Nữ hoàng vọng cổ, Vương nữ Sương chiều, Sầu nữ Út Bạch Lan..

Niềm vui tuổi về già

Niềm vui lớn nhất ở cái tuổi về chiều của Út Bạch Lan là thường cùng các anh chị em nghệ sĩ trong nhóm từ thiện của mình: Diệu Hiền, Tô Châu, Bảo Trân, Thanh Sử… biểu diễn văn nghệ để gây quỹ từ thiện cho chùa, hoặc giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Sau những nỗi buồn của cuộc đời, bà rất tin vào đạo Phật. Không xuống tóc xuất gia, đêm bà đọc kinh, ngày chọn sân chùa làm sân khấu, hát những bài ca, những vở tuồng về Phật để lấy tiền trùng tu, sửa chữa chùa chiền. Bà thọ Tam Quy Ngũ Giới với thầy bổn sư là cố TT Thích Minh Phát.

 Bây giờ, NSƯT Út Bạch Lan ít đứng trên sân khấu, bà vui với cuộc sống chay tịnh giản đơn và vẫn miệt mài đem lời ca tiếng hát đi làm việc phước đức cho đời và xem đó là lẽ sống của mình. Bà tâm sự: "Có đi tận nơi, thấy được nỗi khổ của mọi người. Mới giật mình nhận ra mình có phước vô cùng. Ấy vậy mà đôi khi còn không biết hưởng, còn sinh ra lắm chuyện. Út đi nhiều, thấy nhiều nên bây giờ ai nói Út hà tiện Út chịu vì thấy xung quanh người ta còn cơ khổ quá mà mình ăn xài phung phí thì tội lắm. Hồi trẻ không biết, đua đòi nhiều, ai có gì mình phải có nấy. Bây giờ cơm ăn mỗi bữa, áo mặc mỗi ngày… Út đều thầm tạ ơn trời đất đã cho mình có may mắn hơn người.

Các vở diễn

Được khẳng định tên tuổi của mình trên sân khấu vào những năm 60 bằng vai cô lái đò trong vở Tình tráng sĩ.

Tham khảo

  1. ^ Kim Chi - Phương Giang (5 tháng 11 năm 2016). 'Sầu nữ' Út Bạch Lan qua đời”. Zing. Zing. 
  2. ^ 'Sầu nữ' Út Bạch Lan qua đời”. Zing.vn. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
  3. ^ Thanh Hiệp (5 tháng 11 năm 2016). 'Sầu nữ' Út Bạch Lan qua đời”. Người Lao động. Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh. 
  4. ^ “Nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan qua đời vì ung thư gan”. Vietnamnet. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
  5. ^ "Sầu nữ" Út Bạch Lan qua đời”. VnExpress. 5 tháng 11 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2016. 
  6. ^ “Nghệ sĩ Út Bạch Lan tự chuẩn bị hậu sự trước khi mất”. Vnexpress. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
  7. ^ “Lan trắng tiễn đưa 'Sầu nữ' Út Bạch Lan”. Tuổi Trẻ Online - Báo Tuổi Trẻ. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
  8. ^ “Sầu nữ Út Bạch Lan: Muốn mặc áo bà ba khi mất”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
  9. ^ [tuoitre.vn/tin/van-hoa-giai-tri/20161105/dua-linh...si-ut-bach-lan.../1214179.html “Đưa linh cữu nghệ sĩ Út Bạch Lan đến chùa Ấn Quang”]. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
  10. ^ “Sầu nữ Út Bạch Lan qua đời”. Báo điện tử Người lao động. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
  11. ^ “Xúc động nhìn lại hình ảnh thời trẻ của “sầu nữ” Út Bạch Lan”. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2017. 
The contents of this page are sourced from Wikipedia article. The contents are available under the CC BY-SA 4.0 license.
Lists
Út Bạch Lan is in following lists
comments so far.
Comments
From our partners
Sponsored
Credits
References and sources
Út Bạch Lan
arrow-left arrow-right instagram whatsapp myspace quora soundcloud spotify tumblr vk website youtube pandora tunein iheart itunes