peoplepill id: pho-co-dieu
PCĐ
4 views today
5 views this week
Phó Cơ Điều
Quan nhà Nguyễn, thần hoàng

Phó Cơ Điều

The basics

Quick Facts

Intro
Quan nhà Nguyễn, thần hoàng
A.K.A.
Nguyễn Hiền Điều Phó cơ Điều
Death
Phó Cơ Điều
The details (from wikipedia)

Biography

Phó Cơ Điều
Đình thờ Nguyễn Hiền Điều tại Vĩnh Lợi

Nguyễn Hiền Điều hay Nguyễn Văn Điều (? - 1834), là một viên quan nhà Nguyễn. Sau khi hy sinh, ông đã được nhân dân vùng Tà Niên (thuộc Kiên Giang) tôn làm thần hoàng làng.

Cuộc đời

Ông sinh tại Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Năm 1834, ông giữ chức Thự Quản cơ (tức quyền Quản cơ) tỉnh Vĩnh Long, nên còn được gọi là Phó Cơ Điều.

Năm 1834, giữa Đại Nam (quốc hiệu Việt Nam thời đó) và Xiêm La xảy ra xung đột quân sự. Quân đội Việt sau khi đẩy lùi quân Xiêm xâm nhập Tiền Giang đã truy kích đến tận Nam Vang, thủ phủ xứ Chân Lạp. Vì việc này, một bộ phận tộc người Khmer ở Kiên Giang bị khích động và đã xảy ra xung đột với người Việt. Triều đình nhà Nguyễn liền đặc phái Nguyễn Hiền Điều từ Vĩnh Long về vùng Tà Niên, nhằm ổn định tình hình.

Một đêm, ông cùng một số người tùy tùng đi thám sát tại rạch So Đũa thì bị những người nổi loạn phát hiện và vây bắt. Trong khi viện binh chưa tới kịp, ông và quân lính phải kháng cự rất quyết liệt. Đến chiều ngày hôm sau, lâm vào cảnh sức yếu thế cô, ông bị trọng thương.

Phó Cơ Điều
Giếng Cây Trâm

Sách Lược sử Đình Vĩnh Hòa Hiệp cho biết: Khi về đến giếng Cây Trâm, thuộc xã Vân Tập, huyện Kiên Giang (nay thuộc khu phố 4, phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá; trên đường đi Minh Lương, cách chợ Rạch Sỏi không xa), bên ông chỉ còn lại một cận vệ. Quá mỏi mệt, ông vừa trèo xuống giếng uống nước thì đối phương cũng vừa truy đuổi kịp. Người vệ sĩ tên Phòng bị đâm chết, còn ông mới từ dưới giếng ngoi lên, bị một dao đâm vào bụng. Ông vội bứt lá môn bó tạm, tiếp tục chiến đấu. Đến khi không còn sức chống đỡ, để khỏi sa vào tay đối phương, ông đâm vào cổ tự sát bên gốc cây trâm, cạnh bờ giếng, lúc ấy khoàng giờ chiều ngày 14 tháng giêng năm Giáp Ngọ (1834). Nhóm nổi dậy liền cắt đầu ông về treo tại ngã ba So Đũa, bên bờ rạch Tà Niên.

Cũng theo tài liệu này, thì một người dân làng thứ tám tên Giang ban đêm đã bí mật đến lấy cắp đầu ông Điều, lội theo kênh Tượng, qua ngã ba Xẻo Nhỏ, lén lút chôn kế đình Tà Niên (tức đình Vĩnh Hòa Hiệp ngày nay).

Tôn thờ

Sáu năm sau, các hương chức cùng dân làng Tà Niên đưa sọ đầu Nguyễn Hiền Điều vào một hòm gỗ quý thờ tại đình thần Vĩnh Hòa Hiệp.

Phó Cơ Điều
Bên gốc cây trâm, nơi ông Điều đã hy sinh

Năm 1842, đình thờ Phó Cơ Điều được xây dựng ở xã An Hòa. Khoảng 1930, đình dời về đầu kênh Cái Sắn, cạnh cầu Rạch sỏi. Trong thời kỳ Chín năm kháng Pháp, cầu Rạch Sỏi bị đánh sập, đình thờ bị phá hủy, nhân dân đưa bài vị của ông về thờ tạm ở ngôi miếu nhỏ tại giếng Cây Trâm...

Ngôi đình thờ Nguyễn Hiền Điều hiện nay được xây dựng mới năm 2001, ở ngay phía sau giếng Cây Trâm, thuộc phường Vĩnh Lợi, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Phó Cơ Điều
Khám thờ Nguyễn Hiền Điều (nơi có hòm đựng sọ đầu ông) trong Đình Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá)

Sách Đại Nam nhất thống chí chép:

Đền Phó Cơ Nguyễn Hiền Điều ở xã Vân Tập huyện Kiên Giang. Thự phó cơ Vĩnh Long Nguyễn Hiền Điều theo việc bắt giặc, chết trận... Phó cơ thường tỏ linh ứng, năm Thiệu Trị thứ 2 (1842), người địa phương lập đền thờ.

Theo sách Lược sử Đình Vĩnh Hòa Hiệp, thì khi làng An Hòa cất xong đình, có đến thỉnh hòm đựng sọ đầu Nguyễn Hiền Điều về thờ và tôn ông làm một vị thần của làng (thần hoàng)...Sau, không rõ năm nào, hòm đựng sọ đầu ông được đưa về phối thờ trong Đình thần Nguyễn Trung Trực tại Rạch Giá cho đến hôm nay.

Ngoài đình thờ chính tại giếng Cây Trâm, trong Đình thần Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá), Đình An Hòa và Đình Vĩnh Hòa Hiệp đều có bài vị thờ Phó Cơ Điều.

Chú thích

  1. ^ Sách do Ban bảo vệ di tích Đình thần Vĩnh Hòa Hiệp tổ chức biên soạn và ấn hành, 2008, tr. 34-35.
  2. ^ Khởi đầu, Đình Vĩnh Hòa Hiệp thờ Ngô Quyền Hòa, là người đầu tiên có công trong việc thành lập và phát triển làng (tiền hiền khai cơ). Năm 1834, khi Nguyễn Hiền Điều tuẫn tiết, đình thờ ông Điều làm chánh thần. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực thọ án, ông Trực được thờ tại chánh điện và sau đó thờ thêm Lâm Quang Ky.
The contents of this page are sourced from Wikipedia article. The contents are available under the CC BY-SA 4.0 license.
Lists
Phó Cơ Điều is in following lists
comments so far.
Comments
From our partners
Sponsored
Phó Cơ Điều
arrow-left arrow-right instagram whatsapp myspace quora soundcloud spotify tumblr vk website youtube pandora tunein iheart itunes