peoplepill id: hoang-nguyen-thu
HNT
2 views today
2 views this week
Hoàng Nguyễn Thự

Hoàng Nguyễn Thự

The basics

Quick Facts

Birth
The details (from wikipedia)

Biography

Hoàng Nguyễn Thự (1749-1801), tên tự là Đông Hy, hiệu là Nghệ Điền; là danh sĩ thời Lê trung hưngTây Sơn trong lịch sử Việt Nam.

Tiểu sử

Hoàng Nguyễn Thự sinh năm Kỷ Tỵ (1749) trong một gia đình quan lại ở xã Đông Bình, huyện Gia Bình (nay là thị trấn Đông Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).

Ông là con trưởng Hoàng Đình Hân (1715-1789), làm quan tới chức Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thừa chính sứ xứ Tuyên Quang, kiêm thị Đông cung Thủ phiên Viện Thái y, tước Gia Diễn hầu.

Thuở nhỏ, Hoàng Nguyễn Thự theo học Hương cống Phạm Gia Huệ, là người làng Đông Ngạc (làng Vẽ), huyện Từ Liêm (nay thuộc thành phố Hà Nội). Sau, được thầy học yêu quý, gả con gái cho.

Năm Giáp Ngọ (1774), Hoàng Nguyễn Thự thi đỗ Cử nhân, được bổ làm quan Tri huyện Thanh Oai (nay thuộc thành phố Hà Nội).

Năm Đinh Mùi (1787), ông thi đỗ Tiến sĩ. Đây là khoa thi Hội chính thức cuối cùng của triều Hậu Lê.

Sau khi nhà Hậu Lê sụp đổ, ông mang gia đình trốn về quê vợ ở làng Đông Ngạc. Kể từ đó, đất này trở thành quê hương của một chi họ Hoàng. Về sau Hoàng Nguyễn Thự, được coi là tổ họ Hoàng ở làng Đông Ngạc .

Theo sách Văn học thế kỷ XVIII, đề mục "Hoàng Nguyễn Thự", thì mãi đến tháng 2 năm Quý Sửu (1793), năm đầu niên hiệu Cảnh Thịnh, vì bị triệu đòi mãi ông phải vào Phú Xuân làm ở bộ Hình, sau thăng Hình bộ Tả thị lang, rồi Hiệp trấn Lạng Sơn, là một tỉnh trọng yếu ở biên giới phía Bắc.

Năm Tân Dậu (1801), Hoàng Nguyễn Thự mất khi tại lỵ sở lúc 52 tuổi, được đưa về an táng tại làng Đông Ngạc.

Tác phẩm

Hoàng Nguyễn Thự sáng tác không nhiều, tất cả đều bằng chữ Hán. Trong bộ sách Đông Bình Hoàng gia thi văn còn lưu lại một số thơ ông.

Đây là một bộ tuyển tập thơ văn do ông khởi xướng, để ghi chép những sáng tác của các thành viên trong dòng họ. Nhờ con cháu tiếp tục nối thêm, nên dù không bề thế bằng bộ Ngô gia văn phái của dòng họ Ngô Thì ở Tả Thanh Oai, nhưng Đông Bình Hoàng gia thi văn cũng là một thành tựu đáng kể của Văn học trung đại Việt Nam. Hiện ở Thư viện Viện Hán Nôm (Hà Nội) còn lưu giữ bộ sách này (ký hiệu: A. 311).

Nhận xét

Qua thơ văn Hoàng Nguyễn Thự còn lưu lại, người đọc thấy ông là người mang tâm trạng hoài (Cảm thời). Tuy nhiên, khi ra cộng tác với nhà Tây Sơn, ông vẫn tỏ ra là một viên quan mẫn cán, hết lòng vì công việc (Công đường muộn tọa), dù trong lòng vẫn muốn ở ẩn. Bàn về điều này, sách Văn học thế kỷ XVIII do PGS. Nguyễn Thạch Giang làm Chủ biên, có đoạn viết:

Hoàng Nguyễn Thự sáng tác trước và sau khi ra cộng tác với nhà Tây Sơn. Trong thơ văn thỉnh thoảng ông có nhắc đến nhà Tây Sơn, nhưng không thấy rõ dự gắn bó của ông với triều đại này. Đọc Hoàng Nguyễn Thự có cảm giác ông không chủ động được trước thời cục lúc bấy giờ. Ông buồn phiền, muốn lánh mình sang một bên trước những biến động của xã hội .

Thơ Hoàng Nguyễn Thự

Trong sách Văn học thế kỷ XVIII có giới thiệu 9 bài thơ chữ Hán, làm theo thể thất ngôn bát cú, của Hoàng Nguyễn Thự. Ở đây trích giới thiệu một bài trong Tập thơ lúc vào Kinh đô Phú Xuân (tên tập thơ, biên theo lời chú của tác giả).

Phiên âm Hán-Việt:
Phát trình ngâm Quý Sửu niên nhị nguyệt sơ cửu nhật
Sa đà kỷ tái ngẫu nhi canh,
Vô ý kim triêu vạn lý hành.
Hữu xã tắc đàn vô định chủ,
Khả nam bắc lộ thị hà tinh.
Lệ hà lục thượng trường anh trạc,
Thân diệp đồ gian thốn thảo khinh.
Tự tiết bất tri vong tiết sĩ,
Hư đề thiên tử nhất chiêu tinh.
Dịch nghĩa:
Ngâm lúc lên đường ngày 9 tháng 2 năm Quý Sửu (1793)
Mấy năm lận đận, kết bạn đi cày,
Không ngờ sáng nay ra đi muôn dặm.
Có đàn xã tắcnhưng chủ chưa dứt khoát,
Con đường Nam, con đường Bắc, mối tình ngả về phía nào
Sông nước mắt trên cạn, giặt hoài dải mũ,
Thân chiếc lá giữa đường, nhẹ lòng tấc cỏ.
Nói về tiết, có biết đâu ta là kẻ sĩ quên tiết tháo,
Luống cầm cờ tinh triệu đòi của nhà vua .

Hậu duệ

Gia tộc Hoàng ở Đông Ngạc có nhiều người đỗ đại khoa. Có thể kể đến:

  • Hoàng Tế Mỹ (1795-1849), là con trai thứ ba của Hoàng Nguyễn Thự. Ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Bính Tuất (1826),từng giữ chức Hữu Tham tri bộ Binh, khi mất được truy phong Thượng thư bộ Lễ.
  • Hoàng Tướng Hiệp (1835-1885), là con trai thứ ba của Hoàng Tế Mỹ. Ông Hiệp đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Ất Sửu (1865), từng làm Án sát Lạng Sơn, Tuần phủ Tuyên Quang (1877), sung Tham tán Quân vụ Đại thần.
  • Hoàng Tăng Bí (1883-1939), là cháu đời thứ năm của gia tộc họ Hoàng ở Đông Ngạc, tính từ cụ tổ Hoàng Nguyễn Thự. Ông đỗ Phó bảng năm 1910 nhưng không ra làm quan, mở trường tư dạy học, viết báo Trung Bắc tân văn và soạn một số vở tuồng kêu gọi lòng yêu nước.
  • Hoàng Minh Giám (1904-1995), là con nhà cách mạng Hoàng Tăng Bí. Ông là nhà hoạt động chính trị, nhà ngoại giao, nhà giáo ưu tú của Việt Nam.

Chú thích

  1. ^ Theo Văn học thế kỷ XVIII (tr. 903) và bài viết trên website Thư viện tỉnh Đồng Nai [1].
  2. ^ Văn học thế kỷ XVIII, tr. 899.
  3. ^ Đàn Xã Tắc là nơi được lập để nhà vua tế Xã thần (Thần Đất) và Tắc thần (Thần Nông), là hai vị thần của nền văn minh lúa nước. Trong văn học cổ, đàn xã tắc thường dùng làm biểu tượng của quốc gia.
  4. ^ Đường Nam chỉ nhà Tây Sơn, đường Bắc chỉ nhà Hậu Lê.
  5. ^ Chép theo Văn học thế kỷ XVIII (tr. 903-904). Các chú thích trong bài thơ cũng dựa theo sách này.

Tài liệu tham khảo chính

  • Nguyễn Thạch Giang (chủ biên), Văn học thế kỷ XVIII. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004.
  • Bài viết "Tiến sĩ Hoàng Nguyễn Thự và Đông Bình hoàng gia thi văn" trên báo Bắc Ninh, không đề tên tác giả, ra ngày 31 tháng 8 năm 2007 (bản điện tử)
The contents of this page are sourced from Wikipedia article. The contents are available under the CC BY-SA 4.0 license.
Lists
Hoàng Nguyễn Thự is in following lists
comments so far.
Comments
From our partners
Sponsored
Credits
References and sources
Hoàng Nguyễn Thự
arrow-left arrow-right instagram whatsapp myspace quora soundcloud spotify tumblr vk website youtube pandora tunein iheart itunes