Yongji
Quick Facts
Biography
Vĩnh Cơ (chữ Hán: 永璂; 7 tháng 6 năm 1752 - 17 tháng 3 năm 1776), Ái Tân Giác La, là Hoàng tử thứ 12 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế.
Là 1 trong 4 vị Hoàng đích tử thời Càn Long, Vĩnh Cơ là người duy nhất sống đến khi trưởng thành. Nhưng sự kiện của mẹ ông Kế Hoàng hậu Na Lạp thị cắt tóc vào năm Càn Long thứ 30 (1765) đã khiến ông trở nên bị lu mờ đối với Càn Long Đế.
Cuộc đời
Hoàng tử Vĩnh Cơ sinh vào giờ Dần, ngày 25 tháng 4 (âm lịch) năm Càn Long thứ 17 (1752), là con trai thứ 12 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế và là con đầu lòng của Kế Hoàng hậu Na Lạp thị, Hoàng hậu thứ hai của Càn Long Đế. Ông là anh ruột của Hoàng ngũ nữ và Hoàng thập tam tử Vĩnh Cảnh (永璟).
Càn Long Đế mỗi ngày đều sẽ tự đến thỉnh an Sùng Khánh Hoàng thái hậu, nhưng vào ngày Vĩnh Cơ sinh ra, Càn Long Đế chỉ phái Thái giám đến báo, còn mình thì tự đến cung của Hoàng hậu (Dực Khôn cung) chào đón Hoàng tử ra đời. Do mẹ là Hoàng hậu, Hoàng tử Vĩnh Cơ được xem là ["Hoàng đích tử"] - danh từ dùng để gọi Hoàng tử do Hoàng hậu hạ sinh. Sau cái chết của Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn cùng Hoàng thất tử Vĩnh Tông, Vĩnh Cơ là Đích tử duy nhất vào lúc đó của Càn Long Đế, trở thành người có khả năng kế thừa Hoàng vị rất cao. Càn Long Đế đối với sự ra đời của Vĩnh Cơ khá là vui mừng, không chỉ có viết thơ kỷ niệm, còn báo với các đại thần cùng ông "cùng vui".
Bài thơ mà Càn Long Đế làm khi Vĩnh Cơ sinh được ngày thứ 3:
“ | 视朝已备仪,弄璋重协庆, 天恩时雨旸,慈寿宁温清, 迩来称顺适,欣承惟益敬, 湖上景愈佳,山水含明净, 柳浪更荷风,云飞而川泳, 味道茂体物,惜阴励勤政。 . Thị triều dĩ bị nghi, lộng chương trọng hiệp khánh, Thiên ân thời vũ dương, từ thọ ninh ôn thanh, Nhĩ lai xưng thuận thích, hân thừa duy ích kính, Hồ thượng cảnh dũ giai, sơn thủy hàm minh tịnh, Liễu lãng canh hà phong, vân phi nhi xuyên vịnh, Vị đạo mậu thể vật, tích âm lệ cần chính. | ” |
— Càn Long ngự chế thi |
Tên "Cơ" của Vĩnh Cơ, cũng đọc "Kỳ", là loại ngọc thường dùng để đính trên các đồ dùng bằng da của Thiên tử. Sách Chu lễ, phần "Biện sư" có nói:"Kỳ kết dã. Bì biện chi phùng. Mỗi quán kết ngũ thải ngọc thập nhị dĩ vi sức. Vị chi kỳ", sách Chư ti chức chưởng (诸司职掌) đời nhà Minh có ghi:"Hoàng đế bì biện, dụng Ô Sa mão chi, tiền hậu các thập nhị phùng, mỗi phùng các chuế ngũ thải xử thập nhị, dĩ vi sức". Đồ da của Thiên tử đính lên 12 ngọc cơ. Đánh giá về Vĩnh Cơ, nhà sử học và ngôn ngữ học nổi tiếng Tiền Đại Hân (钱大昕), ở năm Càn Long thứ 38, ngày 12 tháng 1 (tức ngày 2 tháng 3 dương lịch), từng yết kiến Dưỡng Tâm điện, dạy bảo Hoàng tử Vĩnh Cơ, ông ghi như sau:「Dẫn đến Dưỡng Tâm điện. Nhận chỉ ở Thượng thư phòng hành tẩu, nhậm làm sư phó của Hoàng thập nhị tử. Mỗi ngày đều đến; 引見養心殿。得旨在上書房行走,派皇十二子師傅。自是每日入直。」. Sau khi làm thầy của Hoàng tử được 2 năm, ông ghi nhận Hoàng tử 「Thiên tư thuần túy, chí tính hơn người; 天資淳粹,至性過人。」.
Năm Càn Long thứ 30 (1765), tháng 2, khi trong chuyến Nam tuần định mệnh, Hoàng hậu Na Lạp thị bị đưa về Bắc Kinh, sau đó thu hồi hết sách bảo, ấn phong, đồng đẳng phế hậu mặc dù không có chỉ dụ phế truất từ Càn Long. Năm Càn Long thứ 31 (1766), ngày 14 tháng 7, Na Lạp Hoàng hậu bạo băng. Càn Long Đế khi biết tin Hoàng hậu tạ thế, thì ông đang đi săn ở Mộc Lan Vi Trường (木蘭圍場). Ông không hề sửng sốt cũng như dừng cuộc đi săn lại, mà chỉ để con trai của bà là Vĩnh Cơ trở về Bắc Kinh chịu tang cho mẹ.
Năm Càn Long thứ 35 (1770), tháng 4, Vĩnh Cơ năm 18 tuổi thành hôn, Đích Phúc tấn là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博尔济吉氏).
Năm Càn Long thứ 36 (1771), phụ trách biên soạn 《Ngự chế Mãn Mông văn giám tổng cương - 御制满蒙文鉴总纲》, năm đó Vĩnh Cơ mới 19 tuổi. Năm thứ 40 (1775), công việc hoàn thành, chỉ dụ: “Con làm rất tốt, nhưng có một số chỗ không rõ, sửa lại rồi trình duyệt.”, lại có dụ:"Con làm được thế này, cũng đã hao tâm tư rồi", Vĩnh Cơ hồi đáp:"Văn mệnh chi hạ hạt thắng cảm hạnh".
Năm Càn Long thứ 41 (1776), ngày 28 tháng 1 (âm lịch), giờ Sửu, Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ bạo bệnh quy thiên, chỉ mới 23 tuổi. Chiếu dùng quy tắc Bất nhập bát phân để lo việc tang ma. Mộ của ông ở Chu Hoa sơn (朱華山) nằm ngoài Hỉ Phong khẩu (喜峰口) của Thanh Đông lăng, tức phía rìa Tây của Đoan Tuệ Hoàng thái tử lăng (端慧皇太子園), nơi chôn cất Hoàng nhị tử Vĩnh Liễn. Như vậy, dù các hoàng tử trưởng thành đều chôn ở Mật Vân nhưng Vĩnh Cơ lại cùng các hoàng tử chết yểu chôn bên cạnh nhau.
Thầy dạy của Vĩnh Cơ là Tiền Đại Hân thậm chí còn vì không kịp về dự tang Vĩnh Cơ mà khổ sở một thời gian, ông ấy nói bản thân chẳng làm được gì cho Vĩnh Cơ, người nhà cũng không nói cho ông chuyện Vĩnh Cơ qua đời, đến kỳ chay có tiền bối Nam hạ mới nói cho ông biết sự thật này, trăm ngày đã qua, không thể dự tang được nữa, nỗi đau này khác chi Giả Nghị khóc Lương Hoài vương năm xưa, từ đây có thể thấy được Tiền Đại Hân đối với cậu học trò này vô cùng yêu mến, vô cùng tiếc hận.
Tương quan
Sinh thời, Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ có quan hệ tốt với các anh khác mẹ là Vĩnh Dung cùng Vĩnh Tinh, những hoàng tử này có sinh mẫu đều khá thân thiết với mẹ ông là Kế Hoàng hậu Na Lạp thị. Từ đánh giá của nhiều người đương thời, có thể thấy Vĩnh Cơ thực sự là một thiếu niên “thuần túy”, biết làm thơ, thường xuyên hầu giá săn bắn, có thể thấy được cưỡi ngựa bắn cung không tồi. Học giả Dương Trân trong Thanh triều hoàng vị kế thừa chế độ (清朝皇位继承制度) đã bất bình thay Vĩnh Cơ, nói rằng các con trai của Càn Long Đế, trừ những người chết yểu, còn lại đều vì lý do khác nhau mà từng bị Càn Long Đế trách mắng, chỉ có Vĩnh Cơ trước sau luôn không bị Càn Long mắng lấy một chữ, chứng tỏ hành vi xử sự của Vĩnh Cơ không chê vào đâu được, người nghiêm khắc như Càn Long cũng không tìm được điểm xấu. Nhưng cũng có thể giải thích rằng Càn Long Đế đã lờ lớ lơ đứa con trai này, trừ khi cần người mặc tang phục cho người khác mới nghĩ đến ông.
Dù không hề có lỗi lầm, thậm chí khá có tài hoa, nhưng suốt cuộc đời Vĩnh Cơ không được Càn Long Đế ban phong tước hiệu gì, do không có tước vị nên dường như cũng không được phân phủ, có lẽ vẫn luôn ở trong cung. Chỉ khi qua đời, Hoàng tử Vĩnh Cơ mới được ban làm Bối lặc (貝勒) bởi người em trai của mình là Gia Khánh Đế. Bản thân Gia Khánh Đế dường như rất yêu quý người anh này của mình, rất lâu sau Vĩnh Cơ qua đời, Gia Khánh Đế vẫn ngẫu nhiên làm thơ để tưởng nhớ anh trai. Có bài sáng tác vào năm Càn Long thứ 50 (1785), khi Gia Khánh Đế (khi đó vẫn còn là Hoàng tử) đi thăm mộ của Vĩnh Cơ:
|
|
Căn cứ 《Học nhân hủy tụy đích Vĩnh Cơ bối lặc phủ - 学人卉萃的永璂贝勒府 》 của Đổng Bảo Quang (董宝光):"Vĩnh Cơ sinh thời chưa hoạch phong hào, phỏng chừng cũng không phân phủ....... Vĩnh Cơ phủ mạt đại phủ chủ Phổ Thắng huynh đệ 3 người, tới tháng 1 năm 1921 lấy 8.000 nguyên tiền Dương đem phủ bán với hoàng tổng thể thị. Bán phủ khế ước, cũ nghiệp chủ thuộc tên là: Kim Phổ Thắng, Kim Phổ Lâm cùng Kim Phổ Đa".
Tế văn
Tế văn sơ thứ của Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, do Biên tu Bình Thứ (平恕) tu soạn, năm Càn Long thứ 41:
“ | 银潢毓德抚时深逝水之恩,玉叶凋芳过隙轸华年之感帐繐帏之既设洁琱芳俎,以初陈尔皇十二子永璂,赋质端肫,禔拘谨恪。髻龄就傅常勤诵读之功,秋塞从搜每肆驰驱之度。乃自昨年婴疾緜延尚望有廖泊乎?攺岁开韶调摄庶占勿药何图奄忽遽告沦徂。于戏,怆迟日之难留,刚近中和之节,叹流光之太促半分大衍之筹锡。公爵以饰终节祭筵而悼往灵其不昧尚克歆承。 . Ngân hoàng dục đức phủ thời thâm thệ thủy chi ân, ngọc diệp điêu phương quá khích chẩn hoa niên chi cảm trướng huệ vi chi kí thiết khiết điêu phương trở. Dĩ sơ trần nhĩ Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, phú chất đoan truân, đề câu cẩn khác. Kế linh tựu phó thường cần tụng độc chi công, thu tắc tòng sưu mỗi tứ trì khu chi độ. Nãi tự tạc niên anh tật miên duyên thượng vọng hữu liêu bạc hồ? 攺 tuế khai thiều điều nhiếp thứ chiêm vật dược hà đồ yểm hốt cự cáo luân tồ. Vu hí, sảng trì nhật chi nan lưu, cương cận trung hòa chi tiết, thán lưu quang chi thái xúc bán phân đại diễn chi trù tích. Công tước dĩ sức chung tiết tế diên nhi điệu vãng linh kỳ bất muội thượng khắc hâm thừa. | ” |
— Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ sơ thứ tế văn |
Tế văn Nhị thứ của Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, do Biên tu Hoàng Hiên (黄轩) tu soạn:
“ | 抚春韶而叹逝,驹影增欷稽茂典以饰终。椒馨致悼式焕加笾之礼,爰纾浃干之思。尔皇十二子永璂,恪慎持躬,纯诚秉质。课就将于幼学时廸训言习,驰射于秋搜,屡随行跸。昨者危疴,乍遘冀諰摄以有瘳,今兹淑景方长竟渝殂之遽。告叠颁嘉荐举副彝章,于戏。怆二纪之才逾,零随蓂叶用肆筵之载饬。秩视桓圭灵而有知庶其来格。 . Phủ xuân thiều nhi thán thệ, câu ảnh tăng hi kê mậu điển dĩ sức chung. Tiêu hinh trí điệu thức hoán gia biên chi lễ, viên thư tiếp càn chi tư. Nhĩ Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ, khác thận trì cung, thuần thành bỉnh chất. Khóa tựu tương vu ấu học thời 廸 huấn ngôn tập, trì xạ vu thu sưu, lũ tùy hành tất. Tạc giả nguy a, sạ cấu ký 諰 nhiếp dĩ hữu sưu, kim tư thục cảnh phương trường cánh du tồ chi cự. Cáo điệp ban gia tiến cử phó di chương. Vu hí! Sảng nhị kỷ chi tài du, linh tùy minh diệp dụng tứ diên chi tái sức. Trật thị hoàn khuê linh nhi hữu tri thứ kỳ lai cách. | ” |
— Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ nhị thứ tế văn |
Năm Gia Khánh thứ 4, tế văn truy phong Bối lặc:
“ | 谊酬兄事怀雁序于天家,秩亚王封宠鸾章于国典。志裒原之旧感,曷忘克恭表悴萼之遗辉。聿敦同气堂封载告爵号攸崇。惟十二阿哥永璂,赋性冲醇宅躬,醰粹朝辉。视燎勤问膳以趋庭,日诵披闱谨裹衣而受学。先予生八年以长,同胃教十载犹多讵期沉疾之弗瘳。空镂壮龄之未告,膏盲善遁连二竖以相侵。手足哀缠倏一人,只见少龄颓廿五殁未及于茅封。索沓再三生更虚于棣茁,忆昔肩随而出入。抵令心尽于始终,宜晋崇称式彰令矩是用。追封为多罗贝勒,锡奠有加于幽泉。告慰两纪披爼芾之荣遗,诔扬庥三醊光尊彝之荐灵,而不味庶克产歆承。 . Nghị thù huynh sự hoài nhạn tự vu thiên gia, trật á vương phong sủng loan chương vu quốc điển. Chí bầu nguyên chi cựu cảm, hạt vong khắc cung biểu tụy ngạc chi di huy. Duật đôn đồng khí đường phong tái cáo tước hào du sùng. Duy Thập nhị A ca Vĩnh Cơ, phú tính trùng thuần trạch cung, đàm túy triều huy. Thị liệu cần vấn thiện dĩ xu đình, nhật tụng phi vi cẩn khỏa y nhi thụ học. Tiên dư sinh bát niên dĩ trường, đồng vị giáo thập tái do đa cự kỳ trầm tật chi phất sưu. Không lũ tráng linh chi vị cáo, cao manh thiện độn liên nhị thụ dĩ tương xâm. Thủ túc ai triền thúc nhất nhân, chỉ kiến thiếu linh đồi nhập ngũ một vị cập vu mao phong. Tác đạp tái tam sinh canh hư vu đệ truất, ức tích kiên tùy nhi xuất nhập. Để lệnh tâm tẫn vu thủy chung, nghi tấn sùng xưng thức chương lệnh củ thị dụng. Truy phong vi Đa La Bối lặc, tích điện hữu gia vu u tuyền. Cáo úy lưỡng kỷ phi 爼 phất chi vinh di, lụy dương hưu tam chuyết quang tôn di chi tiến linh, nhi bất vị thứ khắc sản hâm thừa. | ” |
— Tế văn truy phong Bối lặc của Vĩnh Cơ |
Gia đình
Hoàng thập nhị tử Vĩnh Cơ chỉ có một Đích Phúc tấn là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị (博尔济吉氏), được chỉ định vào tháng 6 năm Càn Long thứ 31 (1766), do Hoàng hậu Na Lạp thị mất mà phải đến năm Càn Long thứ 35 mới cử hành lễ. Không con.
Do không có con, cũng không có người thừa tự, Càn Long Đế chọn Miên Tư [绵思; 1776 - 1848], con trai thứ 4 của Thành Triết Thân vương Vĩnh Tinh làm con thừa tự của Vĩnh Cơ. Miên Tư sinh ngày 29 tháng 2 (âm lịch) năm thứ 41, chỉ tầm 1 tháng sau khi Vĩnh Cơ qua đời, nhưng khi vừa tròn 2 tháng tuổi đã được đem đi làm con thừa tự cho Vĩnh Cơ. Đây là một hành động khá kỳ quái, do Vĩnh Cơ không có tước vị, địa vị sơ sài, nhưng Càn Long Đế lại sớm chọn một người khác làm thừa tự cho Vĩnh Cơ, tương lai cũng không chắc sẽ có tước hiệu. Một chi hệ Vĩnh Cơ nhập Chính Hồng kỳ, cùng kỳ tịch với Quả vương phủ (hậu duệ Dận Lễ), Thành vương phủ (hậu duệ Vĩnh Tinh) và Chung vương phủ (hậu duệ Dịch Hỗ).
Năm Gia Khánh thứ 4 (1799), tháng giêng, Miên Tư được sơ phong Nhất đẳng Trấn quốc Tướng quân, 3 tháng sau thì Vĩnh Cơ truy phong Bối lặc. Năm thứ 24 (1819), lại phong Bối tử. Thời Đạo Quang, năm thứ 18 (1838), lấy lý do cùng đọc sách với Hoàng đế tại Thượng thư phòng, tấn Bối lặc. Qua đời, con Miên Tư là Dịch Tấn (奕缙) tập tước Bối tử, sau lại có Dịch Thiện (奕缮) tập Trấn quốc công.
Xem thêm
- Kế Hoàng hậu
- Thanh Cao Tông
- Thanh Nhân Tông
Tham khảo
- ^ 高宗十七子:孝贤纯皇后生端慧太子永琏、哲亲王永琮,皇后纳喇氏生贝勒永璂、永璟,孝仪纯皇后生永璐、仁宗、第十六子、庆僖亲王永璘,纯惠皇贵妃苏佳氏生循郡王永璋、质庄亲王永瑢,哲悯皇贵妃富察氏生定安亲王永璜,淑嘉皇贵妃金佳氏生履端亲王永珹、仪慎亲王永璇、第九子、成哲亲王永瑆,愉贵妃珂里叶特氏生荣纯亲王永琪,舒妃叶赫纳喇氏生第十子。永〈革出〉为履懿亲王允祹后,永瑢出为慎靖郡王允禧后。永璟、永璐、第九子、第十子、第十六子皆殇,无封。
- ^ 《清史稿列传》:贝勒永璂,高宗第十二子。乾隆四十一年,卒。嘉庆四年三月,追封贝勒。以成亲王子绵偲为后,初封镇国将军,再进封贝子。道光十八年正月,谕曰:“绵偲逮事皇祖,昔同朕在上书房读书者只绵偲一人。”进贝勒。二十八年,卒,子奕缙,袭贝子。卒,弟奕缮,袭镇国公。
- ^ 乾隆帝起居注第11册 .360个人图书馆
- ^ 《清高宗实录》里他出生前后的记载 :乾隆十七年四月:
○乙卯。上还宫。○户部议准、四川总督策楞疏称、大宁、荣县、威远、等三县。新添榷课增 引。请于发川余引内照数给发。从之。
○丙辰。上御太和殿视朝。文武升转各官谢恩。
○皇十二子永璂生
○庚申。(出生第五天)○大学士管江南河道总督高斌奏、下江淮、扬、徐、海、等属。四月以来。天气晴和。又得时雨霡霂。二麦秋实。愈见坚好。大概均得丰收。现米价无增。民情宁谧。得旨、欣慰览之。北省今春及入夏。雨旸时若。二麦可定丰收。又皇后已生皇子。一切顺适吉祥。卿其同此喜也。 - ^ 视朝旋跸诣畅春园问安遂至昆明湖上寓目怀欣因诗言志 (乾隆御制诗,作于永璂出生后第三天)
- ^ 《周礼·弁师》。注:“綦结也。皮弁之缝。每贯结五采玉十二以为饰。谓之綦。
- ^ 明代《诸司职掌》云:“皇帝皮弁,用乌纱帽之,前后各十二缝,每缝各缀五彩处十二,以为饰。”
- ^ 清 钱大昕《潜研堂文集》卷三十三 .中国哲学书电子化计划
- ^ 漆永祥 (2000). “錢大昕《講筳日記》校錄(下)”. 書目季刊 34 (2): 78.
- ^ 【清】錢大昕. “潛研堂文集十七 第37頁 (圖書館)”. 中國哲學書電子化計劃. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2018.
- ^ 《户部则例》:乾隆三十五年四月,皇十二子成婚,福晋父家亲族,台吉蟒噶拖玛之妻,管旗京章济尔噶尔之妻,均未封
- ^ 《十二阿哥福晉使女補撥事》二十五日總管內務府謹奏,為請旨事查得阿哥等娶福晉向來俱由福晉母家陪送使女八名,今十二阿哥福晉原帶來蒙古女子一名業已病故,現今惟有官女子一名。
- ^ 乾隆四十年,《御制满蒙文鉴总纲》完成,谕旨:“汝所进书甚好,但有眉目不清数处,改正后再行呈阅。”又奉谕旨:“汝所作之书亦费心矣。”永璂回忆:“闻命之下曷胜感幸。”(《日课诗稿》第25到26页,《进御览敬志长律一首》)
- Thanh sử cảo, quyển 221, liệt truyện bát
- Quý tộc nhà Thanh
- Vĩnh Tinh