peoplepill id: nguyen-trong-bang
NTB
1 views today
1 views this week
Nguyễn Trọng Bằng
politicus

Nguyễn Trọng Bằng

The basics

Quick Facts

Intro
politicus
Work field
Place of birth
Cao Bằng
Age
93 years
The details (from wikipedia)

Biography

Trọng Bằng (sinh năm 1931), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bằng, là nhạc sĩ, nhạc trưởng, nhà sư phạm, giáo sư người Việt Nam. Ông là một Nghệ sĩ nhân dân. Ngoài ra, ông là còn là một đại biểu của Quốc hội Việt Nam khóa X. Trọng Bằng chính là em trai của nhạc sĩ Trọng Loan.

Cuộc đời và sự nghiệp[1][2]

Xuất xứ

Trọng Bằng sinh ra tại Cao Bằng, tuy nhiên quê hương ông lại là Gia Lâm, Hà Nội. Xuất thân của người nhạc sĩ này là một gia đình mà người cha là một công chức ngành xây dựng biết chơi thành thạo đàn bầuđàn tranh.

Kháng chiến chống Pháp

Nhạc sĩ Trọng Bằng bắt đầu hoạt động âm nhạc từ những năm còn là học sinh của các trường trung học thời kháng chiến thuộc địa phận của Liên khu IV cũ. Trong 9 năm kháng chiến ấy của dân tộc, ông vừa là người chơi đàn guitar, vừa dàn dựng và điều khiển các ban nhạc và đồng ca của học sinh. Ấy là chưa kể ông cũng là người sáng tác một số bài hát được phổ biến khá nhiều ở địa phương. Cuối năm 1953, sau khi tốt nghiệp Đại học Sự phạm Văn khoa khóa thứ nhất, người nghệ sĩ đa tài được Chi hội Văn nghệ Liên khu IV điều động đi Mặt trân Trung Lào tham gia đội văn nghệ phục vụ dân công cầu đường. Sau đó, ông lại ra Việt Bắc, gia nhập Đoàn Văn công Nhân dân Trung ương với tư cách là đội trưởng đội ca nhạc. Ở đây, Trọng Bằng làm công tác sáng tác, chỉ huy, dàn dựng.

Kháng chiến chống Mỹ

Năm 1956, nhạc sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Trọng Bằng được cử đi du học tại Liên Xô cũ. Môn học mà ông học ở đây đó là chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng. Trọng Bằng đã trở thành người Việt Nam đầu tiên tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovsky với tấm bằng đỏ. Tiếp theo, ông trở về đất nước, trở thành giảng viên của Trường Âm nhạc Việt Nam và nhạc trưởng của nhiều dàn nhạc giao hưởng ở Hà Nội. Năm 1969, một lần nữa nhạc sĩ Hà Nội được cử đi Liên Xô để hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh ở chính Nhạc viện Tchaikovsky. Trong các năm 1972-1978, ông chính thức trở thành người nhạc trưởng của Nhà hát Giao hưởng-Hợp xướng-Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Cũng tại đây, ông trở thành phó giám đốc kiêm chỉ đạo nghệ thuật vào năm 1975.

Sau khi đất nước thống nhất

Trong các năm 1978-1984, Trọng Bằng là phó giám đốc Nhạc viện Hà Nội, đồng thời là giám đốc của một dàn nhạc giao hưởng do chính ông thành lập với sự ủy nhiệm của Bô Văn hóa. Tiếp theo, từ năm 1984 đến năm 1996, ông trở thành giám đốc của Nhạc viện Hà Nội. Với sự cố gắng của mình, ông đưa nhạc viện trở thành một trong những trung tâm đào tạo về âm nhạc có uy tín ở trong và ngoài nước. Năm 1995, nhạc sĩ trở thành tổng thư ký của Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa V và khóa VI.

Năm 2017, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật cho các tác phẩm: Giao hưởng thơ "Người về đem tới niềm vui", Hợp xướng và Dàn nhạc giao hưởng "Trường ca Tây Bắc - Điện Biên Phủ", khởi nhạc phong tác "Chào thiên niên kỷ mới", nhạc phim "Cù Chính Lan - người chiến sĩ trẻ" và các ca khúc: "Bão nổi lên rồi", "Nhịp máy khoan", "Chúng ta là chiến sĩ công an", "Vang mãi bản tình ca".

Phong cách âm nhạc[5]

Ca khúc

Với các tác phẩm này, đặc biệt là với các tác phẩm được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Trọng Bằng luôn bám sát các đề tài về sản xuất và chiến đấu. Các ca khúc thể hiện sự đa phong cách. Nếu như Tây Bắc sáng lại mang một không khí trong sáng, tươi vui thì Tình quê hương lại là một bài hát trữ tình. Nếu như Đế quốc Mỹ là cái thân con ruồi mang đến sự hài hước thì sự sâu lắng là điều có thể thấy trong Bài hát bên cầu phao. Và nếu như chất hùng mạnh thể hiện rõ trong Những dũng sĩ Núi Thành thì trầm hùng, tha thiết, trữ tình là những điều có thể nói về Cả nước hướng về Hà Nội.

Nhạc kinh điển

Trọng Bằng là một trong những người có đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền âm nhạc bác học-chuyên nghiệp của nước nhà.

Đóng góp

Chỉ huy[1]

Trọng Bằng trở thành nhạc trưởng đầu tiên của các buổi hòa nhạc ở Sài Gòn sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975. Ông cũng cầm đũa nhạc trong "Những ngày văn hóa Việt Nam" diễn ra Liên Xô cũ vào năm 1985, các dàn nhạc được ông chỉ huy lúc ấy là Dàn nhạc Giao hưởng MoskvaDàn nhạc Giao hưởng Tashken. Ông cũng là vị nhạc trưởng của Dàn nhạc Electone, một dàn nhạc giao hưởng của Nhật Bản, tại Tokyo vào mùa hè năm 1995. Rất nhiều nghệ sĩ danh tiếng của Pháp, Thụy Sĩ, Đức, Áo, Nhật Bản, Mỹ,... biểu diễn cùng Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam với sự chỉ huy của ông. Tất cả cho thấy đóng góp của ông với âm nhạc bác học nước nhà với vai trò là một nhạc trưởng tài năng.

Sáng tác[1][6]

Âm nhạc bác học

Không chỉ với vai trò là một nhạc trưởng mà với vai trò là một nhạc sĩ, Trọng Bằng cũng có những đóng góp đáng chú ý cho thể loại này. Một số tác phẩm khí nhạc của ông đã được in ấn hoặc thu thanh và biểu diễn nhiều nơi ở trong và ngoài nước. Có thể kể đến những tác phẩm sau đây:

Nhạc cho phim

Các bộ phim được ông viết nhạc là:

Bài hát

Trọng Bằng là người sáng tác nhiều ca khúc. tiêu biểu trong số đó là:

Chú thích

  1. ^ http://baicadicungnamthang.net/nhac-si/trong-bang
  2. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 390, 391
  3. ^ Đại Việt (15 tháng 5 năm 2017). “113 người nhận giải thưởng Hồ Chí Minh và giải thưởng Nhà nước”. Tuổi Trẻ. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018. 
  4. ^ T.Lê (20 tháng 5 năm 2017). “113 tác giả được trao giải thưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước”. VietNamNet. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2018. 
  5. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 391
  6. ^ Từ điển tác giả, tác phẩm âm nhạc phổ thông, Vũ Tự Lân, xuất bản năm 2007, trang 391, 392

Liên kết ngoài

The contents of this page are sourced from Wikipedia article. The contents are available under the CC BY-SA 4.0 license.
Lists
Nguyễn Trọng Bằng is in following lists
comments so far.
Comments
From our partners
Sponsored
Credits
References and sources
Nguyễn Trọng Bằng
arrow-left arrow-right instagram whatsapp myspace quora soundcloud spotify tumblr vk website youtube pandora tunein iheart itunes